Làm tầm soát

Tự sàng lọc lao

Bệnh lao là gì?

Bệnh lao là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đối với sức khỏe cũng như tính mạng người mắc Lao, với nguy cơ lây lan ra cộng đồng lớn. Bệnh có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm, chữa đúng phương pháp và đủ thời gian.

Chẩn đoán lao

Có nhiều loại xét nghiệm để xác định bạn mắc lao, chẳng hạn như XQ - Phổi, Xét nghiệm đờm và có thể là nuôi cấy vi khuẩn.

XQ PHỔI

XQ phổi là một xét nghiệm phổ biến, có thể phát hiện nhanh những tổn thương, nghi ngờ lao ở phổi. Nhưng một hình ảnh bất thường trên phổi có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, và do Lao chỉ là một trong những nguyên nhân. Do đó, có một số trường hợp phải cần xét nghiệm khác để xác định.

Xét nghiệm đờm

Soi đờm trực tiếp vẫn được sử dụng rộng rãi vì chi phí thấp, thời gian có kết quả nhanh. Phương pháp này là cách phổ biến nhất để xác định xem trong phổi có vi khuẩn lao hoạt động hay không. Xét nghiệm này yêu cầu bạn cho mẫu đờm để thực hiện.

XÉT NGHIỆM GENEXPERT

GeneXpert là loại hình xét nghiệm lao hiện đại, xét nghiệm này hiện đang áp dụng cho những người có phim phổi bất thường, nó không chỉ giúp chẩn đoán lao mà còn cho kết quả về mẫu đờm có vi khuẩn lao kháng thuốc hay không”. Bên cạnh đó có thể thực hiện nuôi cấy bệnh phẩm, đây là tiêu chuẩn vàng để xác định, tuy nhiên thời gian trả kết quả lâu, kỹ thuật phức tạp và chi phí cao.

Xét nghiệm lao tiềm ẩn

Để xác định lao tiềm ẩn, tại Việt Nam hiện nay có 2 hình thức đang được sử dụng nhiều nhất đó là:

PHẢN ỨNG TUBERCULLIN

Sử dụng phổ biến là Mantoux, tiêm dưới da và đọc kết quả sau 72 giờ. Nếu phản ứng dương tính sẽ thấy một vùng mẩn đỏ và một cục cứng ở da.

Xét nghiệm máu

Còn gọi là xét nghiệm QuantiFeron (IGRA), xét nghiệm này đo lường phản ứng của hệ thông miễn dịch với trực khuẩn lao, có kết quả nhanh bệnh nhân không cần quay lại để đọc kết quả như test xét nghiệm dưới da.

Câu hỏi thường gặp

  • Tôi còn trẻ, sức khỏe tốt thì có thể mắc lao được không?
  • Ai dễ bị mắc lao?
  • Có phải Vi khuẩn lao lây lan chủ yếu qua đường hô hấp?
  • Làm thế nào để phòng tránh lây nhiễm lao?
  • Những bộ phận nào của cơ thể bị ảnh hưởng bởi bệnh lao?
  • Lao kháng thuốc là gì?
  • Điều trị bệnh lao như thế nào?
  • Bệnh lao có thể chữa khỏi hoàn toàn không? Có thể mắc lại sau khi chữa khỏi không?
  • Điều trị bệnh lao ở đâu và có được hưởng ưu tiên gì không?

Tôi còn trẻ, sức khỏe tốt thì có thể mắc lao được không?

Bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh lao, ở bất cứ thời điểm nào.

Liệu tôi có nguy cơ mắc Lao?

Bạn nên biết rằng ai cũng có thể mắc Lao, các triệu chứng của bệnh có thể xuất hiện chậm, âm thầm và bạn có thể không gặp tất cả các triệu chứng. Hãy đến với Cơ sở Y tế gần nhất nếu bạn cảm thấy lo lắng hoặc có các triệu chứng cơ bản dưới đây.

Tự sàng lọc lao

Điều trị lao ở đâu?

Hãy đến Cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn chẩn đoán. Chẩn đoán và điều trị sớm đồng nghĩa với giảm nguy cơ tổn thương lâu dài cho cơ thể, đồng thời giúp tăng hiệu quả điều trị và giảm nguy cơ lây lan cho người xung quanh.

Nên có "bạn đồng hành"   là gia đình hoặc bạn bè thân thiết, những người có thể động viên, nhắc nhở bạn uống thuốc và đi tái khám.

Tìm kiếm cơ sở điều trị

Bạn nên biết rằng, nếu được chẩn đoán và điều trị Lao tại hệ thống của Chương trình chống lao Quốc gia (CTCL)

bạn sẽ được hỗ trợ miễn phí thuốc điều trị.

Khi chọn cơ sở chẩn đoán, sẽ có nhân viên tư vấn hỗ trợ kết nối bạn với cơ sở Y tế.

Cơ sở y tế Loại hình cơ sở