BẠN CÓ BIẾT TẠI VIỆT NAM
CÂU CHUYỆN THƯỜNG NGÀY
Quá trình điều trị dở dang, bệnh không khỏi mà còn nhanh tái phát trở lại"
Bác sỹ Đào Thị Hà, Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Trung ương cho biết: Lao kháng thuốc là một thể bệnh nguy hiểm mà nguyên nhân chính do bệnh nhân không tuân thủ điều trị, tự ý giảm liều hoặc ngừng thuốc. Quá trình điều trị dở dang, bệnh không khỏi mà còn nhanh tái phát trở lại. Bác sĩ Hà nói: “Những trường hợp điều trị dở do thấy đỡ bệnh nên bệnh nhân bỏ không điều trị. Sau này, khi bệnh lao quay lại thì việc điều trị gặp khó khăn, bệnh nặng lên, đối với bác sỹ điều trị cũng khó hơn, nguy cơ kháng thuốc cao, phác đồ điều trị cùng phải dùng nhiều thuốc hơn, tỷ lệ thành công ít hơn so với những người mới được phát hiện từ đầu”.
Trích nguồn: Báo điện tử của Đài tiếng nói Việt Nam.
Liệu tôi có nguy cơ mắc Lao?
Bạn nên biết rằng ai cũng có thể mắc Lao, các triệu chứng của bệnh có thể xuất hiện chậm, âm thầm và bạn có thể không gặp tất cả các triệu chứng. Hãy đến với Cơ sở Y tế gần nhất nếu bạn cảm thấy lo lắng hoặc có các triệu chứng cơ bản dưới đây.
Tự sàng lọc laoĐiều trị lao ở đâu?
Hãy đến Cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn chẩn đoán. Chẩn đoán và điều trị sớm đồng nghĩa với giảm nguy cơ tổn thương lâu dài cho cơ thể, đồng thời giúp tăng hiệu quả điều trị và giảm nguy cơ lây lan cho người xung quanh.
Nên có "bạn đồng hành" là gia đình hoặc bạn bè thân thiết, những người có thể động viên, nhắc nhở bạn uống thuốc và đi tái khám.
Tìm kiếm cơ sở điều trị
Bạn nên biết rằng, nếu được chẩn đoán và điều trị Lao tại hệ thống của Chương trình chống lao Quốc gia (CTCL)
bạn sẽ được hỗ trợ miễn phí thuốc điều trị.
Khi chọn cơ sở chẩn đoán, sẽ có nhân viên tư vấn hỗ trợ kết nối bạn với cơ sở Y tế.
Cơ sở y tế | Loại hình cơ sở |
---|