BẠN CÓ BIẾT TẠI VIỆT NAM
CÂU CHUYỆN THƯỜNG NGÀY

Tôi chỉ đến bệnh viện khám khi thấy đau tai và mãi không khỏi, cho đến khi được xét nghiệm và kết luận là tôi đã bị mắc lao"

Chị Phạm Thị Tuy - 25 tuổi, là một nhân viên Y tế đã không may phơi nhiễm lao kháng thuốc. Phải điều trị 2 năm tại bệnh viện, cô tỏ ra khá mệt mỏi vì ảnh hưởng của thuốc cũng như việc cả ngày chỉ xem phim và điện thoại di động tại giường bệnh. Chị cho biết "Tôi chỉ đến bệnh viện khám khi thấy đau tai và mãi không khỏi, cho đến khi được xét nghiệm và kết luận là tôi đã bị mắc lao". Chị tâm sự và hy vọng người chồng sắp cưới sẽ chờ đợi chị cho đến khi khỏi bệnh, sức khỏe hồi phục hoàn toàn. Chị đột nhiên nhìn bác sỹ Hòa, "Biết đến khi nào tôi có thể khỏi bệnh và liệu tôi vẫn có thể có con như bình thường được không?" Bác sĩ Hòa đáp lại ân cần: "Có! Em hoàn toàn có thể có con như bình thường". Chị như được xoa dịu nỗi lòng và nở nụ cười lạc quan ẩn sau chiếc khẩu trang y tế.
Trích nguồn: Thời báo New York Times.
Liệu tôi có nguy cơ mắc Lao?
Bạn nên biết rằng ai cũng có thể mắc Lao, các triệu chứng của bệnh có thể xuất hiện chậm, âm thầm và bạn có thể không gặp tất cả các triệu chứng. Hãy đến với Cơ sở Y tế gần nhất nếu bạn cảm thấy lo lắng hoặc có các triệu chứng cơ bản dưới đây.
Tự sàng lọc laoĐiều trị lao ở đâu?
Hãy đến Cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn chẩn đoán. Chẩn đoán và điều trị sớm đồng nghĩa với giảm nguy cơ tổn thương lâu dài cho cơ thể, đồng thời giúp tăng hiệu quả điều trị và giảm nguy cơ lây lan cho người xung quanh.
Nên có "bạn đồng hành" là gia đình hoặc bạn bè thân thiết, những người có thể động viên, nhắc nhở bạn uống thuốc và đi tái khám.
Tìm kiếm cơ sở điều trị
Bạn nên biết rằng, nếu được chẩn đoán và điều trị Lao tại hệ thống của Chương trình chống lao Quốc gia (CTCL)
bạn sẽ được hỗ trợ miễn phí thuốc điều trị.
Khi chọn cơ sở chẩn đoán, sẽ có nhân viên tư vấn hỗ trợ kết nối bạn với cơ sở Y tế.
Cơ sở y tế | Loại hình cơ sở |
---|